NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC

Ngày đầu tiên đi học, theo trí nhớ của bạn về cô giáo là như nào? Với mình, cô giáo là 1 người rất uy nghiêm, có thể cô cười nhưng mình vẫn thấy nể sợ. Hãy nhìn vào cô giáo của bạn Jenna, cách ăn mặc của cô rất bình dị thường ngày, thậm chí thoải mái như đi chơi vậy, cô còn đi dép xỏ ngón nữa. Mục đích cô đón các em học sinh là gây ấn tượng thân thiện, cởi mở như một người bạn đồng hành với các em, không phải là người “bề trên” rèn các em vào khuôn khổ kỷ luật. 

Khi mẹ ngỏ ý muốn chụp ảnh, cô giáo ngồi xuống để được ngang bằng với con, thể hiện sự bình đẳng cô trò. Mình chưa thấy ở Việt Nam mà trò đứng còn cô giáo ngồi quì gối như này cả. Mình chỉ nhớ cô ngồi trên bục giảng uy nghiêm, đập thước kẻ cái đét, làm những học trò tí hon giật mình, dựng thẳng lưng, mặt không dám thể hiện cảm xúc, trong lòng hình thành 1 nỗi sợ thầy cô. Ở Thụy Sỹ, không một đứa trẻ nào phải lớn lên trong nỗi sợ vô cớ như vậy.

Một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc dạy con, đó là ngồi xuống ngang hàng với con, nhìn vào mắt con, nói điều phải trái. Đừng tưởng cha mẹ/thầy cô giáo đứng lừng lừng uy nghiêm, tay cầm roi thì nói gì trẻ cũng nghe nhé. Khi đó nỗi sợ đã lấn át hết tâm trí của trẻ, nó không nghe và không hiểu gì hết. Nếu cha mẹ/thầy cô ngồi xuống, nói chuyện với con, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm và coi đó là 1 người bạn để cùng nói chuyện. Có lẽ các bạn chưa từng thử làm điều này với đứa con ngang bướng của mình, nhưng xin các bạn thử làm 1 lần thôi để thấy tính hiệu quả của phương pháp này. Không phải tự nhiên mà cô giáo bạn Jenna ngồi quì gối để được ngang bằng với học sinh.

Các Bố/mẹ cảm nhận được điều này khi đến BeeSchool chứ? Kỹ năng này được dạy trong các trường sư phạm trong việc giáo dục trẻ nhỏ. Không chỉ các giáo viên mà các bậc phụ huynh cũng nên để ý 1 chút.

Hãy LÀM BẠN VỚI CON chứ việc “làm cho con sợ mình” chỉ chứng tỏ sự bất lực của người lớn trong việc nuôi dạy trẻ.
Nguồn: Internet