LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH

LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH???

Rất nhiều phụ huynh háo hức cho con học tiếng Anh từ khi rất nhỏ, với mong muốn con sẽ nhanh chóng thân thuộc với ngôn ngữ này. Nhiều phụ huynh còn chuẩn bị sẵn một lộ trình học tiếng Anh để lớn lên con đi du học, hoặc ra trường có công việc tốt tại các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự nôn nóng của cha mẹ cũng chuyển được thành sự yêu thích cho con cái. Vậy bạn nên làm gì khi con bạn chưa thích học tiếng Anh?

LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH
LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH

Đừng quá lo lắng

Ngay cả ở một đất nước có truyền thống học tập như Nhật Bản, vẫn có tới 60% học sinh ghét các giờ ngoại ngữ tại trường theo khảo sát năm 2015. Còn tại Việt Nam tuy chưa có thống kê tương tự nhưng với kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm 2016 điểm tiếng Anh trung bình chỉ có 3,48 thì có thể thấy đa số trẻ chưa thực sự thích và dành thời gian cho tiếng Anh.

Thực tế, việc thiếu cơ hội giao tiếp và phải học nặng về ngữ pháp là hai nguyên nhân chính làm học sinh không thích, đôi khi là sợ môn tiếng Anh. Các quy tắc ngữ pháp phức tạp làm con bạn cảm thấy tiếng Anh là ngôn ngữ xa lạ. Với việc học lớp đông người, học sinh không có cơ hội “trò chuyện” với thầy giáo mà chỉ là ngồi nghe một cách thụ động, thỉnh thoảng mới được gọi trả lời khi đến lượt, khiến trẻ không có hứng thú học.

Bạn không thể thay đổi mô hình giáo dục bên ngoài xã hội, nhưng có thể tạo cho con mình môi trường học tiếng Anh riêng để con hứng thú hơn với môn học này.

Nhiều cha mẹ cho rằng, cách tốt nhất để giúp con học một ngôn ngữ khác, đó là cho con tiếp xúc với ngôn ngữ đó nhiều nhất có thể thông qua tranh ảnh, phim hoạt hình, chơi games trên điện thoại hoặc máy tính … Điều đó đúng, nhưng chưa đủ vì đây cũng là hình thức học thụ động, hơn nữa sở thích của mỗi bé là khác nhau nên chưa chắc điều áp dụng với con người khác đã thích hợp với con bạn.

Không có phương pháp nào tốt hơn việc chính phụ huynh có thể tương tác và giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ. Cho dù tiếng Anh của cha mẹ chưa thực sự tốt, nhưng điều quan trọng lại nằm ở chỗ phụ huynh có sự nhiệt tình và có thể khích lệ và khen ngợi trẻ thông qua tương tác hai chiều. Ngôn ngữ là để giao tiếp, nếu bạn không thể giao tiếp cùng con thì hãy tìm cách để con bạn có cơ hội giao tiếp với giáo viên nhiều nhất có thể, cho con được nghe, đọc, xem những gì theo đúng những chủ đề bé thích, giúp bé khám phá ra sự thú vị của ngôn ngữ.

Không nên quá cầu toàn

“Nên học nói trước hay ngữ pháp trước?” hay “Làm sao để con phát âm chuẩn?” là những băn khoăn của phần lớn phụ huynh khi bắt đầu cho con học tiếng Anh. Ở lứa tuổi nhỏ, ngữ pháp sẽ là những thứ rất trìu tượng mà cho dù có cố “nhồi nhét” đến mấy thì con bạn cũng không thể hiểu nổi. Trẻ chỉ cần quen với những cấu trúc câu được đặt trong nhữn hoàn cảnh cụ thể. Học tiếng Anh theo tình huống ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.

Bạn cũng đừng quá thất vọng khi con bạn nói sai, vì trẻ bản ngữ cũng nói sai và chúng dần hoàn thiện qua quá trình giao tiếp với người lớn. Điều quan trọng là bạn hãy tạo cho con mình có kỹ năng và phản xạ giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi con bạn 9, 10 tuổi, ở lứa tuổi bắt đầu có tư duy logic, bạn có thể bắt đầu cho con làm quen với ngữ pháp để giúp con hoàn thiện thêm các kỹ năng.

Theo kinh nghiệm chia sẻ của những gia đình có con đạt 7 hay 8 điểm IELTS ngay chỉ khi mới 9, 10 tuổi thì bí quyết của họ là duy trì thói quen học ngoại ngữ tại nhà mỗi ngày, mỗi buổi học không nhiều nhưng liên tục. Với trẻ nhỏ, chỉ cần duy trì thói quen học ngoại ngữ 15 phút mỗi ngày. Bạn có thể tăng dần thời lượng khi bé lớn hơn. Đừng đặt áp lực lên con mình. Hãy tạo cơ hội để con được tiếp cận với tiếng Anh một cách tự nhiên và vui vẻ, bạn sẽ thấy con mình tiến bộ một cách bất ngờ.

Để con thấy rằng bố mẹ cũng rất yêu thích tiếng Anh

Trẻ con thường dễ bị ảnh hưởng sở thích của bố mẹ. Vì vậy, phương pháp hiệu quả để giúp con thích thú với tiếng Anh chính là thể hiện cho con thấy đó cũng là sở thích của bạn. Chỉ cần bạn chú ý thể hiện sở thích đó trong cuộc sống hàng ngày, nó sẽ giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.

Để con nhìn thấy bạn đọc sách, báo tiếng Anh hàng ngày. Chia sẻ với con những clip hay bài hát tiếng Anh bạn yêu thích. Nếu được hãy dạy con hát theo hoặc học theo điệu nhảy mà con hứng thú. Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng nên nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè của mình trước mặt con. Nội dung của các cuộc nói chuyện nên vui vẻ bố mẹ nhé, đừng tạo cho con cảm giác căng thẳng đi kèm với việc sử dụng tiếng Anh.

Sử dụng những câu tiếng Anh mà trẻ không bắt buộc phải đáp lại

“Vạn sự khởi đầu nan”, giai đoạn bắt đầu giao tiếp tiếng Anh, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm từ ngữ, mẫu câu, phát âm… Vì vậy, nếu bố mẹ cứ liên tục đặt những câu hỏi khó, hóc búa và thúc ép con trả lời bằng được, con sẽ dễ rơi vào trạng thái cảm thấy khó khăn, thất vọng và nản chí.

Để tránh tình trạng đó xảy ra, thời gian đầu, bố mẹ chỉ nên sử dụng những câu mà trẻ không cần phải đáp lại, hoặc có thể trả lời một cách đơn giản nhất. Bạn có thể dùng những câu mệnh lệnh đơn giản như “Mặc áo khoác vào đi con”, “Lấy giúp mẹ cái khăn trên bàn nhé” hay “Về thôi con yêu” …

LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH2
LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH2

Để con tiếp cận với tiếng Anh hàng ngày từ sớm

Ngoài việc tích cực giao tiếp với con, bạn hãy để tiếng Anh đi vào cuộc sống của con một cách tự nhiên nhất. Một trong những phương pháp tốt nhất để thực hiện điều này là tìm ra cách thức mà con bạn thích nhất khi tiếp cận với tiếng Anh.

Ví dụ như con thích nghe nhạc, hãy cho con nghe những ca khúc tiếng Anh. Con thích chơi game, hãy chỉ con những từ vựng liên quan đến game, chơi game cùng con và sử dụng tiếng Anh trong quá trình đó.

Khen ngợi con đúng mức

LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH3
LÀM GÌ KHI CON KHÔNG THÍCH HỌC TIẾNG ANH3

Bên cạnh đó, bố mẹ nên tránh sự chỉ trích hay gay gắt khi con dùng sai từ, sai câu hay phát âm chưa chuẩn. Nếu bị chê liên tục, cơ chế tự vệ của bé sẽ hình thành một bức tường rào ngăn cách bé với tiếng Anh. Khi đó, con sẽ thấy tiếng Anh thật đáng ghét, vì tiếng Anh mà con bị mắng. Cứ liên tục như vậy, con bạn sẽ chẳng còn chút hứng thú nào với tiếng Anh hay những ngôn ngữ khác nữa

Hãy để cho con thấy học tiếng Anh là một trải nghiệm thú vị bằng cách tập trung vào những mặt tích cực. Hãy khen con đã làm tốt mỗi khi con có những bước tiến mới – dù rất nhỏ – trong việc sử dụng tiếng Anh. Những lời khen tự nhiên và chân thành sẽ giúp con nâng cao tinh thần và cảm thấy tiếng Anh thật tuyệt.

Điều quan trọng nhất mang tính quyết định đến việc học tiếng Anh của trẻ chính là môi trường. Để con có một cái nhìn tích cực và yêu thích tiếng anh, bố mẹ nên lựa chọn những lớp học uy tín, chất lượng, với giáo trình cụ thể.

Beeschool với hơn 5 năm kinh nghiệm dạy tiếng anh cho trẻ từ 3 – 10 tuổi là sự lựa chọn tuyệt vời cho ba mẹ. Đến với Beeshool các con sẽ được tham gia vào:

 Môi trường học tiếng anh vui vẻ không áp lực, không cam kết bằng cấp chứng chỉ, nhiều hoạt động ngoài trời, ngoại khóa,….
 Mô hình giảng dạy kết hợp ưu điểm của giáo viên Việt Nam và ưu điểm Giáo viên bản ngữ trong 1 buổi học.
 Trung tâm #tiếng_anh_trẻ_em sở hữu các giáo cụ học tiếng Anh là sản phẩm phẩm độc quyền(BeeSmart, BeeWords, SuperBee)

Phụ huynh có thể đăng ký tại đây để trải nghiệm buổi học thử miễn phí, nhận đánh giá trình độ và tư vấn lộ trình học phù hợp với mục tiêu và định hướng học của con mình.